Lịch sử hình thành Tán_thủ

Sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, nhất là sau cuộc chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên 1950 - 1953, chính phủ Trung Quốc nhận thấy rằng khoa học huấn luyện chiến đấu tay không dành cho quân đội là cực kỳ quan trọng. Bành Đức Hoài, một trong mười Nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, người được giao trọng trách huấn luyện trong thời chiến tranh, người có sáng kiến tập hợp các võ sư tài giỏi của 92 tỉnh trên toàn Trung Quốc cùng với các võ sư huấn luyện của quân đội Trung Quốc nghiên cứu, so sánh, chắt lọc các tuyệt kỹ cận chiến hiệu quả nhất. Một hệ thống chiến đấu tay không hiệu quả đã ra đời và được phát triển dựa theo 3 nhân tố: Đơn giản, trực tiếp, hiệu quả lớn và đòn đánh nhanh - mạnh - hiểm ác hơn địch thủ.

Hệ thống chiến đấu này đã được trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, và đã được đem ra thử nghiệm nhiều lần. Sau đó quân đội Trung Quốc liên tục nghiên cứu các tuyệt kỹ mới từ các môn các phái võ thuật Trung Hoa, quyền Anh, quyền Thái, vật Mông Cổ,.. đem vào trong môn này và truyền dạy trong lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc, và toàn bộ chương trình này hoàn tất vào năm 1972.

Bên cạnh Tán thủ dành cho quân đội đặc nhiệm Trung Quốc, thì Tán thủ dân sự cũng được phát triển theo các khoá đào tạo võ thuật đặc biệt cho các cá nhân võ sư thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó môn Tán thủ dân sự này lại được mài dũa qua các kỳ so tài cùng vơí các môn các võ phái nổi danh khác của Trung Quốc. Những sự trao đổi võ thuật này rất thông dụng vào thời kỳ Cách mạng Văn hoá 1966 – 1976.

Trong những năm gần đây, Tán thủ thể thao đã và đang được sự cổ vũ phát triển của Chính phủ Trung Quốc. Nguyên nhân một phần là xuất phát từ thực tế yếu kém của võ thuật Trung Hoa, bằng chứng là trong thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, có những cuộc tỷ thí giữa võ thuật Trung Quốc và Muay Thai và kết thúc bởi những kết quả thảm bại của võ thuật Trung Hoa từ đó đã thúc giục sự trợ giúp của Chính phủ Trung Quốc, người Trung Quốc cũng đã bắt đầu cải tiến đơn giản hoá và nâng cao tính hiệu quả cho võ thuật Trung Hoa và phát triển môn Tán Thủ.[1]

Vào thời gian những năm đầu thập kỷ 80 đã diễn ra những cuộc so tài không chính thức và sau đó được chiếu lên TV, hầu hết những võ sĩ tham dự đều thuộc lực lượng đặc nhiệm của công an và quân đội Trung Quốc. Mặc dầu vậy, Tán thủ thể thao vẫn giữ gần như nguyên vẹn những đặc trưng của võ thuật ứng dụng và võ vật vùng Nội Mông trong quân đội. Sau đó chính phủ Trung Quốc ủng hộ Tán thủ trở thành môn thể thao quốc gia, và được phép tổ chức các giải tranh tài quốc gia và quốc tế hàng năm.

Liên quan